Bê tông dự ứng lực là gì? Ưu nhược điểm của nó

Bê tông dự ứng lực là gì? Ưu nhược điểm của nó

Theo các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có chia sẻ thì hầu hết các công trình lớn nhỏ hiện nay đều sử dụng bê tông dự ứng lực. Thậm chí, công nghệ bê tông này còn được coi là giải pháp hữu hiệu thay thế bê tông cốt thép truyền thống. Vậy bê tông dự ứng lực là gì? Ưu nhược điểm cụ thể của nó ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Bê tông dự ứng lực là gì?

1.1. Khái niệm.

Bê tông dự ứng lực còn có tên gọi khác là bê tông cốt thép ứng lực trước hoặc bê tông tiền áp. Đây thực chất là công nghệ kết cấu bê tông cốt thép kết hợp sử dụng ứng lực trước với cường độ rất căng của cốt thép.

be-tong-du-ung-luc

Bê tông có độ cứng cao và nhiều ưu điểm nổi bật khác.

1.2. Có mấy loại bê tông dự ứng lực?

Hiện nay có 2 loại chính là bê tông dự ứng lực căng trước và căng sau. Hai loại này được phân biệt dễ dàng như dưới đây.

Bê tông dự ứng lực căng trước được đúc tại nhà máy (hoặc bãi đúc), đợi cho đủ cường độ, kéo cáp dự ứng lực. Khi cần sử dụng thì chở tới công trường, lắp ghép vào.

Ưu điểm: chất lượng tốt (nhất là khi được đúc ở nhà máy và được sản xuất hàng loạt), thi công gần như là lắp ghép nên tiến độ nhanh hơn.

Khuyết điểm: Khi cần sử dụng cần vận chuyển đến công trình rồi lắp đặt theo thiết kế nên khá bất tiện (nhất là với các cấu kiện lớn như dầm cầu), chi phí vận chuyển cao, mối nối cần kiểm tra kỹ.

Bê tông dự ứng lực căng sau được đúc tại hiện trường (có đặt cáp sẵn khi đi thép), chờ đủ cường độ thì kéo cáp.

Ưu điểm: Không mất thời gia và chi phí vận chuyển.

Khuyết điểm: Chất lượng cần kiểm soát kỹ, dễ gặp sự cố khi kéo cáp (tuột neo, đứt cáp, nổ dầm... ), sự cố khó xử lý, tốc độ thi công chậm hơn căng trước vì phải chờ bêtông đủ cường độ mới kéo cáp được.

1.3. Nguyên lý làm việc.

Cốt thép cường độ cao là nguyên liệu tăng độ dẻo của hỗn hợp bê tông. Cốt thép được kéo căng bằng máy kéo với ứng suất trước. Khi ứng suất trước đạt giá trị cụ thể được thiết kế trước và nằm trong khoảng đàn hồi sẽ được dừng.

Đặc biệt, cốt thép đồng thời được ứng suất trước và chịu sức nén tạo nên kết cấu biến dạng ngược với trước và khi chịu tải. Nhờ vào kết cấu khác biệt hoàn toàn với bê tông cốt thép truyền thống mà có khả năng chịu tải gấp nhiều lần.

1.4. Phạm vi ứng dụng.

Bê tông dự ứng lực được sử dụng phổ biến khi xây dựng các tòa nhà cao tầng hay nhiều dạng công trình công nghiệp và dân dụng khác. Ví dụ: nhà xưởng, nhà tầng, nhà dân,…

coc-be-tong-du-ung-luc

Công nghệ bê tông này được áp dụng ở nhiều công trình khác nhau

2. Ưu điểm nổi bật của bê tông dự ứng lực.

Như đã nói ở trên, các chuyên gia xây dựng ứng dụng công nghệ bê tông tiền áp này ngày càng nhiều với những ưu nhược điểm cụ thể bên dưới đây:

2.1. Ứng dụng rộng rãi.

Công nghệ bê tông dự ứng căng trước được ứng dụng trong nhiều dạng công trình khác nhau: xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, việc thi công ở những công trình lớn, nhà cao tầng của các chủ đầu tư hay dự án nước ngoài là chủ yếu. Đây là một trong những ưu điểm đầu tiên của công nghệ này.

2.2.Tiết kiệm thời gian.

Trong thi công, bê tông dự ứng lực cần ít bê tông nhưng vẫn đảm bảo đàn hồi và độ ứng tốt hơn bê tông truyền thống. Do vậy, việc tháo dỡ cốp pha sẽ diễn ra sớm hơn. Chính điều này đã thúc đẩy công trình ngày càng được đẩy nhanh tiến độ và kết thúc dự án sớm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Mặc dù vậy, việc đẩy nhanh tiến độ công trình nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng của toàn bộ công trình. Thực tế đã rất nhiều công trình lớn trên thế giới, đặc biệt châu Âu thống kê thì đến 70% đều vượt tiến độ khi áp dụng công nghệ này. Bởi vậy mà công nghệ được đánh giá và được coi là phương pháp tối ưu trong lĩnh vực xây dựng hiện nay.

be tong du ung luc duc san

Sử dụng cọc, dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn giúp đẩy nhanh

tiến độ xây dựng, tiết kiệm thời gian và chi phí

2.3. Tiết kiệm nguyên liệu, chi phí rẻ.

Bởi lẽ kết cấu sàn bê tông và panel tiền chế chính trọng lượng của nó nên giá thành phần xây dựng móng hay thân công trình đều giảm hơn việc sử dụng kết cấu bê tông thông thường. Thực tế, rất nhiều công trình lớn có thể giảm giá thành tối đa lên đến 40% khi áp dụng công nghệ truyền thống.

Cụ thể, bê tông ứng lực căng trước có khả năng vượt nhịp lên đến 20m. Tuy nhiên, nhịp 8 – 12m vẫn là hiệu quả và được các chuyên gia xây dựng nhận định kết cấu nhịp không quá lớn. Do vậy, việc thi công với bê tông ứng lực trước luôn rẻ hơn bê tông truyền thống. Đặc biệt, việc công nghệ tạo được nhiều không gian dùng hơn khi sử dụng cùng một lượng nguyên liệu đã tiết kiệm chi phí tối đa. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ này còn tiết kiệm chi phí không sử dụng ván khuôn sàn trong thi công.

2.4. Độ cứng khung sàn cao gấp nhiều lần bê tông truyền thống

Bê tông dự ứng lực tiết kiệm nguyên liệu khối lượng cốt thép lên đến 80% nhưng lại tăng chi phí bê tông cường độ cao, neo, thép cường độ cao và nhiều thiết bị khác. Khi kết cấu lớn thì độ cứng khung sàn bê tông ứng lực nhỏ hươn đầm. Do vậy, khi bạn so sánh với độ cứng của bê tông truyền thống thì cao hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp tăng độ cứng chịu lực có thể tương đương chất lượng nhiều nơi: AUS, HK, Thái Lan,...

Mặc dù công nghệ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm mà cần phải nhìn nhận. Đó chính là việc thi công bê tông ứng lực trước bắt buộc phải yêu cầu đơn vị thi công có kinh nghiệm thi công, quản lý về mọi mắt. Do vậy, phần lớn các công trình thi công đều phải thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài thiết kế hoặc thi công.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ chi tiết khái niệm và ưu nhược điểm của công nghệ bê tông dự ứng lực này. Hy vọng bài viết chia sẻ hữu ích với bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc và cần giải đáp hoặc tư vấn thi công xây dựng công trình thì vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu sẵn sàng giải đáp chính xác và tối ưu nhất.

Bản quyền thuộc website xuongmaytronbetong.com. Mọi hành động sao chép cần được ghi nguồn: https://xuongmaytronbetong.com/be-tong/be-tong-du-ung-luc-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-no/

Tài liệu tham khảo:

Các loại Máy trộn bê tông tự hành

Định mức cấp phối bê tông

Bê tông thương phẩm

Bê tông tự lèn chặt



from Xưởng máy trộn bê tông - Feed https://ift.tt/2QT2QWE
via IFTTT

Định mức cấp phối bê tông và vữa xây chuẩn nhất

Định mức cấp phối bê tông và vữa xây chuẩn nhất

Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các thông tin liên quan tới định mức cấp phối bê tông và vữa xây chuẩn nhất bao gồm: Cấp phối bê tông là gì? Định mức cấp phối là gì? Quy trình thiết kế cấp phối như thế nào... Từ đó sẽ giúp bạn tính toán và xác định được mức chi phí cho một công trình xây dựng một các chính xác nhất.

1. Cấp phối bê tông là gì? Định mức cấp phối là gì?

Phần nội dung này chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai khái niệm cơ bản nhất trong sản xuất bê tông đó là: Thế nào là cấp phối và định mức cấp phối là gì? Mời các bạn cùng theo dõi.

1.1. Thế nào là cấp phối cho bê tông?

Cấp phối bê tông được hiểu là tỷ lệ thành phần của các vật liệu liên kết trong một m3 bê tông như: Xi măng, cát, đá, các chất phụ gia nhằm đảm bảo sản xuất cho ra thành phẩm đúng theo yêu cầu, chất lượng của khách hàng, đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn quy định của quá trình sản xuất bê tông và cấp phối.

Đối với các loại bê tông thông thường các tỷ lệ thành phần của cấp phối sẽ được tính theo các đơn vị cụ thể cho từng loại cốt vật liệu như sau: Xi măng (kg), cát (m³), đá (m³), nước (lít), tất cả tính cho 1m³ bê tông.

Và việc cấp phối của bê tông sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố như:

  • Mác bê tông: Đây chính là khả năng chịu nén của một mẫu bê tông theo tiêu nhất định.
  • Kích thước cốt liệu: Cát, đá, sỏi...
  • Chất kết dính và các thành phần phụ gia khác đi kèm.

Để có được định mức cấp phối của bê tông chuẩn nhất nhà sản xuất phải nghiên cứu, thực hiện rất nhiều thí nghiệm với các tỷ lệ thành phần cốt liệu bê tông khác nhau từ đó mới có thể đưa ra một tỷ lệ thích hợp nhất cho từng loại mác bê tông khác nhau.

1.2 Định mức cấp phối là gì?

Là quá trình tính toán và tìm ra các tỷ lệ hợp lý, đúng quy chuẩn của các vật liệu như xi măng, cát, sỏi đá, nước cho một m3 bê tông nhằm đạt các tiêu chuẩn chất lượng cũng như phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng.

2. Quy trình thiết kế cấp phối bê tông

Việc thiết kế cấp phối cho bê tông được thực hiện theo một quy trình thiết kế, tính toán khoa học như sau:

2.1. Phần tính toán

Phần tính toán trong quá trình thiết kế cấp phối cho bê tông sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chọn độ sụt lún của hỗn hợp bê tông.

Bước 2: Xác định lượng nước trộn. Lượng nước sẽ được tính toán dựa vào độ sụt theo yêu cầu ở bước một, kết với cùng với các tiêu chuẩn của vật liệu sử dụng làm vữa bê tông.

Bước 3: Xác định thông số của các chất trong hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp chất kết dính bao gồm xi măng, thành phần phụ gia.

Bước 4: Xác định tỷ lệ chất kết dính/nước.

Bước 5: Tính toán hàm lượng cần thiết của chất kết dính cho 1m3 bê tông.

Bước 6: Xác định lượng phụ gia cần thiết cho 1m3 bê tông.

Bước 7: Xác định hệ số dư vữa hợp lý.

Bước 8: Xác định lượng cốt liệu lớn (sỏi, đá).

Bước 9: Xác định hàm lượng cát cần thiết.

2.2. Phần thí nghiệm và điều chỉnh lượng vật liệu thực tế

Phần thí nghiệm và điều chỉnh lượng vật liệu thực tế cho 1m3 bê tông

Các bước thực hiện thí nghiệm và điều chỉnh lượng vật liệu thực tế được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thí nghiệm và kiểm tra độ sụt từ đó điều chỉnh lượng nước tới mức lưu động theo yêu cầu.

Bước 2: Thí nghiệm kiểm tra cường độ: Hiện trộn theo tỷ lệ thành phần ở bước một sau đó đúc 3 nhóm mẫu. Nhóm 1 sử dụng hàm lượng theo đúng tính toán ở bước một, nhóm 2 giảm 10%, nhóm 3 tăng 10%. Sau đó chờ kết quả của 3 nhóm để mang đi so sánh.

Bước 3: Thí nghiệm xác định khối lượng, thể tích của bê tông.

Bước 4: Điều chỉnh thành phần cấp phối của bê tông thực tế tại hiện trường.

Trên đây là quy trình thiết kế cấp phối cho bê tông trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cho ra thành phẩm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của môi trường.

3. Một số phương pháp tính định mức cấp phối của bê tông và vữa xây.

Hiện nay để tính được định mức cấp phối trong sản xuất bê tông và vữa xây tô người ta thường chia ra cách tính các loại bê tông cụ thể theo từng loại dưới đây. 

3.1. Định mức cấp phối theo mác bê tông .

Đây là cách tính phổ biến được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Nó là cơ sở để tính toán chi tiết vật liệu, lập kế hoạch và quản lý vật tư cho các công trình. Có rất nhiều cách định mức cấp phối bê tông ứng với từng loại bê tông khác nhau. Bảng sau đây minh họa định mức cấp phối vật liệu 1m3 vữa bê tông xi măng PCB 40, độ sụt 2-4cm quy định tại công văn số 1784 để các bạn tham khảo.

Số hiệu STT Loại vật liệu ĐVT  Định mức (1784)
01.0058 - Vữa bê tông mác 200 xi măng PCB 40 độ sụt 2-4cm đá 0,5x1
1 Xi măng PCB 40 kg 293
2 Cát vàng m3 0,479
3 Đá 0,5x1 m3 0,846
4 Nước lít 195
01.0064 - Vữa bê tông mác 200 xi măng PCB 40 độ sụt 2-4cm đá 1x2
1 Xi măng PCB 40 kg 278
2 Cát vàng m3 0,483
3 Đá 1x2 m3 0,857
4 Nước lít 185

Ngoài ra, định mức cấp phối cho các loại bê tông mác 100, 150, 250, 300  được thể hiện trong bảng dưới đây.

Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa bê tông

bảng cấp phối bê tông

3.2 Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xây. 

a. Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát vàng (Cát có mô đun độ lớn ML > 2)

Loại vữa Mác vữa Vật liệu dùng cho 1 m3 vữa
Xi măng (Kg) Cát vàng (m3)
Vữa xi măng cát vàng 25 116,01 1,19
50 213,02 1,15
75 296,03 1,12
100 385,04 1,09
125 462,05 1,05

b. Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát mịn (Cát có mô đun độ lớn ML = 1,5 ÷ 2,0)

Loại vữa Mác vữa Vật liệu dùng cho 1 m3 vữa
Xi măng (Kg) Cát mịn (m3)
Vữa xi măng cát mịn 25 124,01 1,16
50 230,02 1,12
75 320,03 1,09
100 410,04 1,05

3.3. Cách tính cấp phối bê tông theo ACI.

CPBT theo ACI hay còn gọi là Bê tông tính năng cao có các đặc tính và khả năng xây dựng vượt trội so với bê tông thông thường. Các vật liệu dùng để cấp phối phải đạt được các yêu cầu về sự kết hợp các tính năng cao. Bê tông tính năng cao ACI  được chế tạo bởi những thành phần vật liệu có chất lượng cao, cần được chọn lựa một cách cẩn thận và tối ưu hóa trong thiết kế. Bê tông tính năng cao có tỉ lệ nước/xi măng thấp, từ 0.2 đến 0.45. Phụ gia siêu dẻo thường được sử dụng để làm cho những loại bê tông này dẻo hơn và tăng tính công tác của bê tông. Bê tông tính năng cao hầu hết có cường độ và tính bền cao hơn bê tông thông thường.

Định mức cấp phối vật liệu của bê tông theo ACI được thể hiện trong Bảng dưới đây.

Tên Cấp phối W/B XM

(kg)

Cát

(kg)

Đá dăm

(kg)

Nước

(lít)

AM-S40

(lít)

Phụ gia Silica fume

(kg)

CP1 0,28 515,00 775 1050 144 5,5 0,00
CP2 0,28 489,25 775 1050 144 5,5 25,75
CP3 0,28 463,50 775 1050 144 5,5 51,50
CP4 0,28 437,75 775 1050 144 5,5 77,25
CP5 0,28 412,00 775 1050 144 5,5 103,00
CP6 0,28 386,25 775 1050 144 5,5 128,75

Sau khi cấp phối theo bảng trên, các mẫu cấp phối được mang đi thí nghiệm cường độ và độ sụt được kết quả như sau.

Cấp phối Độ sụt Cường độ nén 7 ngày (MPa) Cường độ nén 28 ngày (MPa)
Mẫu LP Mẫu trụ Mẫu LP Mẫu trụ
CP1 95 52,9 42,4 60,2 48,1
CP2 83 56,5 44,6 63,6 50,2
CP3 78 59,1 46,2 66,5 51,9
CP4 72 60,0 50,3 71,8 56,7
CP5 66 59,5 46,7 67,8 53,3
CP6 60 57,6 43,8 64,2 49,8

Dựa vào kết quả thí nghiệm như trên bạn có thể lựa chọn tỉ lệ cấp phối bê tông theo ACI phù hợp với yêu cầu theo tính toán thiết kế của công trình.

cap_phoi_be_tong

3.4. Định mức cấp phối bê tông bền sunfat.

Bê tông bền sunfat là loại bê tông tươi đặc biệt được sử dụng Xi măng bền sunfat kêt hợp với các loại phụ gia bền khác. Với tính năng đặc biệt, loại bê tông này rất bền có khả năng trống chịu xâm thực, giảm thiểu thẩm thấu ion chloride và tăng khả năng chống thấm  nên nó được ứng dụng hầu hết trong các công trình làm bờ kè, đập thủy điện,  hệ thống xử lý nước thải, kênh mương dẫn nước... Nếu sử dụng loại bê tông bền sunfat này cho công trình thì nó giúp giảm chi phí sửa chữa và tăng tuổi thọ cho các chi tiết bê tông của công trình.

Trong cấp phối bê tông bền sunfat, thành phần vật liệu sử dụng phải được tuyển chọn những loại chất lượng cao:

- Ximăng bền sulfat PCSR40,

- Cát vàng có modul độ lớn: 2.5 – 3.0,

- Đá dăm Dmax loại: 25mm, 20mm.

- Nước sạch dùng cho sinh hoạt,

- Phụ gia bền sulfat gốc silicafume và phụ gia siêu dẻo hoặc siêu dẻo cao cấp.

Như vậy bài viết trên đây chúng ta vừa đi tìm hiểu các thông tin về định mức cấp phối của bê tông. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích phục vụ cho công việc của mình. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các tiêu chuẩn sản xuất bê tông cũng như vữa xây mời các bạn truy cập ngay vào trang web https://xuongmaytronbetong.com/ của chúng tôi. 

Bạn muốn chia sẻ bài viết hãy ghi rõ nguồn : https://xuongmaytronbetong.com/be-tong/dinh-muc-cap-phoi-be-tong-va-vua-xay/

 

 



from Xưởng máy trộn bê tông - Feed https://ift.tt/2PQ8OL0
via IFTTT

Bê tông thương phẩm là gì? Phương pháp trộn bê tông thương phẩm

Bê tông thương phẩm là gì? Phương pháp trộn bê tông thương phẩm

Bê tông thương phẩm hay còn được gọi là bê tông tươi là một trong những vật liệu xây dựng quen thuộc ngày nay. Đây là loại vữa bê tông trộn sẵn có chất lượng cao, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, không gian trong thi công xây dựng. Vậy đây là loại bê tông gì? Phương pháp trộn loại bê tông này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

1. Khái niệm chung về bê tông thương phẩm.

Bê tông thương phẩm là hỗn hợp bao gồm cát, xi măng, đá, nước và một số chất phụ gia khác được trộn đều tại các trạm trộn hoặc các máy trộn bê tông chuyên dụng. Mỗi loại được trộn theo một tỷ lệ cân đối và bố trí khác nhau tùy theo từng đặc tính của mỗi mã sản phẩm.

be-tong-thuong-pham

Bê tông thương phẩm ở dạng dẻo sau khi trộn

Hiện nay, dòng bê tông này có các loại sản phẩm gồm: bê tông thương phẩm Mác 100 đến 450. Mỗi loại có tỷ lệ xi măng/ cát/ đá khác nhau, do đó có đặc tính cường độ khác nhau.

Sản phẩm được ứng dụng đa dạng trong các loại hình công trình xây dựng từ nhà cao tầng, công trình công cộng, đến nhà dân dụng. Sản phẩm với nhiều đặc tính ưu việt như tiết kiệm thời gian thi công, thuận tiện khi dùng so với bê tông trộn truyền thống. Đặc biệt hơn dòng sản phẩm này giúp tiết kiệm chi phí cùng chất lượng cao hơn do đó ngày nay chúng được chọn lựa nhiều trong xây dựng đặc biệt là các công trình lớn.

2. Phương pháp trộn bê tông bê tông thương phẩm.

Phương pháp trộn bê tông thương phẩm khá đơn giản và hoàn toàn tự động bởi máy móc. Việc trộn bê tông không mất sức và sử dụng nhiều nhân công như trộn bê tông truyền thống.

Phương pháp trộn bê tông tươi này bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu trước khi trộn

Các vật liệu trộn bao gồm: Cát, đá dăm, xi măng, sỏi, nước, một số chất phụ gia chuyên dụng.

Các vật liệu được rửa sạch đảm bảo chất lượng bê tông sau khi trộn.

Vật liệu được cân theo đúng tỷ lệ loại bê tông và trọng lượng của mẻ trộn.

Ví dụ bê tông thương phẩm mac 250 sẽ có tỷ lệ xi măng ít hơn so với bê tông thương phẩm mac 350.

  • Bước 2: Chuẩn bị trộn bê tông

Sau khi đã xác định rõ khối lượng các vật liệu cần sử dụng. Tiến hành tập kết các vật liệu theo quy định tại máng chứa cốt liệu.

  • Bước 3: Tiến hành trộn

Có rất nhiều cách trộn bê tông khác nhau như phương pháp thủ công, trộn bằng các loại máy đổ bê tông tại chỗ như máy trộn bê tông tự hành, máy trộn quả lê ... nhưng những cách trộn này chỉ áp dụng cho xây dựng dân dụng nhỏ lẻ - trộn bê tông tại công trình. Còn đối với các cơ sở sản xuất bê tông để thương mại hóa hoặc các công trình xây dựng lớn thì cần sử dụng đến trạm trộn cố định hoặc hệ thống trạm trộn.

Sau khi các cốt liệu được đưa vào máng, băng truyền tại trạm trộn bê tông sẽ hoạt động, đưa các cốt liệu vào thùng trộn bê tông. Cốt liệu được đưa vào thùng trộn đồng nghĩa với silo chứa nước và chất phụ gia hoạt động, đổ vào thùng trộn theo đúng tỷ lệ.

Các vật liệu sẽ được trộn đều trong thùng trộn bê tông với một khoảng thời gian nhất định sau đó cho ra thương phẩm.

tram-tron-be-tong-thuong-pham

Hệ thống trạm trộn bê tông thương mại

Phương pháp trộn sử dụng trạm trộn hoàn toàn tự động do đó có thể cho ra khối lượng bê tông lớn, phục vụ nhanh chóng mọi nhu cầu xây dựng.

3. Khái niệm về độ sụt và cách kiểm tra độ sụt đối với bê tông thương phẩm

Sản phẩm bê tông khi được vận chuyển và sử dụng là dạng vữa lỏng với mục đích đảm bảo tính linh động trong việc tạo khuôn và sử dụng. Độ sụt của bê tông thương phẩm chính là độ lưu động của vữa bê tông. Độ sụt chính là thước đo đánh giá khả năng chảy của hỗn hợp bê tông trước tác động của trọng lượng bản thân hoặc các rung động.

Độ sụt được đo bằng các dụng cụ chuyên dụng yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao với đơn vị tính là centimet (cm). Độ sụt được tính theo quy chuẩn TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A với ký hiệu SN.

  • Cách kiểm tra độ sụt như sau:

Kiểm tra độ sụt để khẳng định chất lượng bê tông, độ cứng của bê tông là điều cần thiết trong đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

+ Chuẩn bị công tác kiểm tra

Dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông chuyên dụng (mâm phẳng, bay xoa, que thép nón, nón sụt, thước thép)

Bê tông

+ Tiến hành kiểm tra

  • Đặt chảo trộn lên sàn nhà phẳng và làm ẩm chúng ở độ vừa phải với nước, giữ vững nón sụt tại chỗ.
  • Đổ bê tông chèn chặt 1/3 hình nón, sau đó đầm chặt bằng cách sử dụng thanh thép theo một chuyển động tròn ở mỗi lớp 25 lần. Sau đó tiếp tục cho tiếp bê tông vào 2/3 hình nón còn lại, đánh dấu và vẫn tiếp tục đầm chặt 25 lần như trước.
  • Gạt bỏ hết số bê tông thừa trên bề mặt và phần mở của hình chóp, sử dụng que thép để gạt bỏ. Sau đó nhẹ nhàng nâng nón sụt da khỏi khối bê tông mà đảm bảo bê tông không di chuyển.
  • Sau đó tiến hành đo độ sụt của bê tông bằng thước thép bê tông.

4. Có thể mua bê tông thương phẩm ở đâu?

Bê tông thương phẩm ngày nay đã được sản xuất để thương mại hóa rất nhiều, chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành do vậy việc tìm mua sản phẩm không quá khó. Dưới đây sẽ là một số nhà cung cấp sản phẩm uy tín tại 3 miền bạn có thể tham khảo:

  • Hà Nội

Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Việt Đức (www.betongsongda.com)

Bê tông tươi Hà Nội (www.betongtuoihanoi.com.vn)

Công ty TNHH sản xuất và thương mại xây dựng TPA (www.betonghanoitpa.com)

  • Đà Nẵng

Công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm- Intinex (www.betonghoacam.com.vn)

Bê tông Long Bình (www.betonglongbinh.com)

Công ty cổ phần xây lắp phát triển nhà Đà Nẵng (www.ndx.com.vn)

  • Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Quốc tế Hùng Anh (www.hunganhtrading.vn)

Công ty TNHH Thế giới Bê tông (www.thegioibetong.com)

Bê tông Toàn miền Nam (www.betongmiennam.com.vn)

Bê tông thương phẩm loại sản phẩm vật liệu xây dựng đầy ưu điểm vượt trội. Sự xuất hiện của chúng mở ra một công nghệ xây dựng hoàn toàn mới mang đến sự tiết kiệm nguyên liệu, chi phí, thời gian cho các công trình. Những thông tin liên kể trên cũng phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình bê tông này.

Tham khảo thêm :

1. Bê tông tự lèn chặt là gì? Đặc điểm và phương pháp sản xuất

2. Cách tính khối lượng bê tông tươi chuẩn nhất

 



from Xưởng máy trộn bê tông - Feed https://ift.tt/2PgDNjy
via IFTTT

Báo giá máy trộn bê tông mới nhất 2018

Báo giá máy trộn bê tông mới nhất 2018

Giá xe máy trộn bê tông tự hành, tự do hay cưỡng bước loại tự chế cập nhật mới nhất 2018. Sản phẩm được chế tạo, lắp ráp và phân phối bởi Xưởng Máy trộn bê tông trực thuộc Tổng công ty Thăng Long Group.

Lần đầu tiên cho ra đời những sản phẩm máy trộn bê tông đầu tiên năm 2003, Với kinh nghiệm hơn 10 năm nghiên cứu sản xuất, tiếp thu những phản ánh thực tế về nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đến nay các dòng máy trộn của chúng tôi đã có những cải tiến vượt bậc để phù hợp với ứng dụng thực tếvà nhu cầu của hầu hết khách hàng. Cụ thể, phiên bản máy trộn bê tông tự hành 2018 với những thay đổi về tính năng cũng như hệ thống động cơ, hệ thống trộn, hệ thống di chuyển đã làm cho sản phẩm từ các đối thủ khác như Hồng Hà hay Lạc Hồng khó có thể cạnh tranh về mẫu mã, tính năng và chất lượng.

 

Gia-may-tron-be-tong

Hình ảnh các loại máy trộn bê tông do Thăng Long Group sản xuất

1. Giá máy trộn bê tông tự hành phiên bản 2018.

Công suất trộn Động cơ/Hộp số Số cầu di chuyển Giá bán đề xuất
 3 bao Diesel 30 Mới 1 cầu 61.000.000
Hộp số cũ 2 cầu 72.000.000
 6 bao Diesel 30 Mới 1 cầu 72.000.000
Hộp số cũ 2 cầu 83.000.000
 9 bao Diesel 35 Mới 1 cầu 83.000.000
Hộp số cũ 2 cầu 92.000.000
 12 bao Diesel 40 Mới 1 cầu 108.000.000
Hộp số cũ 2 cầu 115.000.000

Ghi chú:

Giá trên là giá máy trộn bê tông tự hành tiêu chuẩn do Thăng Long Group sản xuất, giá có thể thay đổi theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng như các lựa chọn lốp mới - cũ, cầu cũ - mới, thùng dày - mỏng ....

2. Giá máy trộn bê tông mini tự do mới nhất 2018.

Công suất trộn Động cơ Giá bán
250 Diesel D6 8.500.000
Điện 2,2kW 5.400.000
300 Liên hệ
350 Diesel D8 8.700.000
Điện 2.2kw 6.550.000
400 Liên hệ
450 Diesel D8 10.500.000
Điện 3kw 8.450.000

Xem thông tin chi tiết về thông số các  loại máy trộn bê tông quả lê ở link này https://xuongmaytronbetong.com/may-tron-be-tong-tu-do/

3. Giá máy trộn bê tông cố định ( trộn cưỡng bức ).

Công suất trộn Động cơ Giá bán
250 Động cơ dầu Diesel D8 Liên hệ
Động cơ điện 3,5kw 6.400.000
350 Diesel D12 - 12HP Liên hệ
Điện 5,5kw Liên hệ
450 Diesel D12 Liên hệ
Động cơ điện 5,5kw Liên hệ
6 bao xi măng Diesel D33 Liên hệ
Động cơ điện 22kw 40.000.000
9 bao xi măng Động cơ dầu Diesel D35 Liên hệ
12 bao xi măng  Động cơ dầu Diesel D40 Liên hệ

Để được tư vấn và báo giá máy trộn bê tông ưu đãi hơn Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0969 623 286 để được tư vấn tốt nhất.

Xin trân trọng cảm ơn !

may-tron-be-tong-co-nho

 



from Xưởng máy trộn bê tông - Feed https://ift.tt/2yOhoAf
via IFTTT

Bê tông tự lèn chặt là gì? Đặc điểm và phương pháp sản xuất

Bê tông tự lèn chặt là gì? Đặc điểm và phương pháp sản xuất

Bê tông là loại vật liệu chiếm đến 70% khối lượng vật liệu cho 1 công trình. Có rất nhiều loại bê tông khác nhau được ứng dụng trong thi công như bê tông nhẹ, bê tông khối đúc sẵn, bê tông tự lèn... Đối với bê tông nhẹ và bê tông đúc sẵn có lẽ phổ biến hơn và được nhiều người biết đến hơn, nhưng còn bê tông tự lèn là gì chắc hẳn chưa nhiều người biết đến. Vậy nên chúng ta cùng đi tìm hiểu Bê tông tự lèn chặt là gì? Đặc điểm và phương pháp sản xuất trong bài viết này.

1. Bê tông tự lèn chặt là gì?

Bê tông tự lèn là loại bê tông lỏng đặc biệt, nó có khả năng tự chảy dựa vào trọng lượng của chính nó để làm đầy hoàn toàn khuôn đúc hoặc cốp pha, thậm chí trong cả những nơi dầy đặc cốt thép mà không cần bất cứ tác nào khác như sử dụng đầm rung, đầm rùi... mà vẫn đảm bảo tính đồng nhất của khối bê tông sau khi đông cứng. Nói một cách khác, bê tông tự lèn là bê tông có khả năng tự lèn chặt. Với tính năng này này, vữa bê tông tươi có thể làm đầy và lèn chặt mọi góc cạnh của cốp pha, khuôn đúc hoặc những vị trí hẹp - khó đổ nhất mà không cần sử dụng các loại máy móc hay tác động cơ học khác.

be_tong_tu_len_chat

2. Đặc điểm của bê tông tự lèn.

Như đã nói ở trên, bê tông tự lèn có độ chảy rất tốt để có thể tự lèn chặt và làm đầy khuôn đúc, cốp pha. Để đạt được điều đó thì vữa bê tông tươi sau khi trộn phải có sự cân bằng giữa độ chảy và sự không phân tầng của hỗn hợp bê tông. Điều này được quyết định bởi hàm lượng phụ gia (chúng tôi sẽ viết kỹ hơn ở phần 3) và các loại phụ gia được nhắc đến dưới đây.

- Phụ gia siêu dẻo : Cần sử dụng loại phụ gia này để đạt khả năng chảy dẻo cao của hỗn hợp bê tông;

- Phụ gia mịn : Sử dụng hàm lượng lớn để tăng độ linh động của vữa xi măng;

- Hàm lượng cốt liệu lớn như cát, sỏi, đá... phải ít hơn so với bê tông thông thường.

Ngoài việc sử dụng các phụ gia cơ bản nói trên để tạo nên tính đặc trưng của bê tông tự lèn thì quá trình thi công cũng phải chú ý sự khác biệt so với bê tông thường như sau:

- Sự bắt đầu và kết thúc quá trình ninh kết (quá trình đông cứng) của bê tông tự lèn có khuynh hướng chậm hơn so với bê tông thường.

- Khả năng bơm của bê tông tự lèn bằng các loại máy bơm bê tông cao hơn so với bê tông thường.

- Do độ dẻo, độ chảy lớn dẫn đến dao động chất lượng và sự cố trong khi trộn và thi công nên khi sử dụng vật liệu bê tông tự lèn cần có yêu cầu  kiểm tra về chất lượng, kiểm tra sản xuất và kiểm tra thi công khắt khe hơn bê tông thường.

- Do không có các tác động cơ học bên ngoài để làm chặt nên cần phải quan tâm đến thời gian duy trì chất lượng cũng như đảm bảo được độ chảy trong quá trình vận chuyển lớn hơn bê tông  thường.

3. Công nghệ và phương pháp sản xuất bê tông tự lèn.

3.1. Công nghệ sản xuất bê tông tự lèn.

Việc sản xuất loại bê tông này cũng có thể sử dụng các công nghệ như trong sản xuất những loại bê tông khác, vẫn sử dụng các loại máy trộn bê tông tự hành, tự do, cưỡng bức... hay trạm trộn như bình thường nhưng có yêu cầu đặc biệt về thành phần cốt liệu và cấp phối.

3.2. Yêu cầu về vật liệu sản xuất bê tông tự lèn

Nguyên vật liệu để sản xuất bê tông tự lèn gồm xi măng,  phụ gia mịn, phụ gia siêu dẻo, cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn. Chất lượng của bê tông tự lèn phụ thuộc vào chất lượng của các nguyên vật liệu thành phần và kỹ thuật cấp phối chính xác.

- Đối với xi măng:

Xi măng chính là thành phần quyết định độ bám dính, gắn kết giữa các thành phần cốt liệu của bê tông. Chất lượng của bê tông đông cứng không chỉ phụ thuộc vào quá trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ mà còn phụ thuộc vào độ gắn kết làm tăng độ đặc chắc của bê tông. Khi lựa chọn xi măng để sản xuất bê tông tự lèn ta cần chọn xi măng pooc-lăng hoặc các loại xi măng giàu belite, ximent toả nhiệt thấp có thành phần C3A và C4AF nhỏ. Ðặc biệt việc dùng xi măng có thành phần khoáng C3A và C4AF nhỏ trong sản xuất bê tông tự lèn sẽ cho hiệu quả ảnh hưởng  phân tán của phụ gia cao. Những thông số về xi măng này bạn hãy tham khảo kỹ trước khi mua.

Bên cạnh đó, chất lượng của xi măng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của bê tông thành phẩm nên cần phải lựa chọn một thương hiệu xi măng uy tín, đảm bảo như Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hà Tiên ....

- Cốt liệu nhỏ và cốt liệu thô.

Tỷ lệ cốt liệu thô thường chiếm 0,37-0,47% thể tích và đóng một vai trò quan trọng  đối với chất lượng của bê tông tự lèn. Ở đây chúng ta chú ý nhiều đến cốt liệu nhỏ là cát cần đạt chất lượng tốt. Việc sử dụng cát sông, cát thạc anh sạch, không lẫn tạp chất sẽ làm tăng chất lượng của bê tông tự lèn sau khi đổ.  Còn đối với cốt liệu thô là sỏi, đá thì cũng cần quan tâm đến độ sạch, tỉ lệ đá thối, đá vụn không nhiều. Đặc biệt các loại sỏi nhỏ sẽ cho chất lượng tốt hơn sỏi lớn nhằm làm giảm độ rỗng, tăng độ đặc chắc của bê tông sau khi đông cứng.

Tuy nhiên khi sản uất bê tông tự lèn cần chú ý tỉ lệ thành phần cốt liệu nhỏ và cốt liệu thô cần ít hơn so với bê tông thông thường nhằm đảm bảo tính tự lèn, tự chảy và độ dẻo.

- Phụ gia mịn và phụ gia siêu dẻo.

Đây là 2 thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ chảy, tính tự lèn của loại bê tông này, trong đó thì phụ gia mịn giúp làm tăng độ dẻo của vữa bê tông tươi còn phụ gia siêu dẻo thì giúp làm giảm nước ở mức độ cao giúp loại bỏ bọt khí để tránh bị rỗng bê tông sau khi đông cứng.

Phụ gia mịn sử dụng trong sản xuất bê tông tự lèn có nhiều chủng loại như Muội silic (silica fume) , tro nhiệt điện, xỉ lò caobột đá vôi, tro bay ...

Trong chế tạo bê tông tự lèn, người ta thường sử dụng hai loại phụ gia siêu dẻo: Phụ gia siêu dẻo giảm nước mức độ cao (30-40% nước trộn)  và phụ gia siêu dẻo giảm nước mức độ cao cuốn khí. Yêu cầu đối với phụ gia siêu dẻo  dùng cho  bê tông tự lèn  ngoài việc tăng độ chảy của hỗn hợp bê tông còn phải có khả năng duy trì tính công tác theo thời gian.

Một số loại phụ gia siêu dẻo được thể hiện chi tiết dưới đây.

phu_gia_be_tong_tu_len

3.3. Cấp phối bê tông tự  lèn.

Thành phần cấp phối bê tông tự lèn được nêu trong bảng dưới đây

Bảng : Thành phần cấp phối bê tông tự lèn kg/m3

Vật liệu N/CKD Bột đá

(%)

Thành phần cấp phối (kg/m3)

Xi măng Tro bay Nước Cát Đá Phụ gia siêu dẻo
CP1 0,35 18 221 292 180 632 930 7,18
CP2 0,30 12 270 243 154 711 930 7,57
CP3 0,25 12 375 138 128 799 935 9,23

3.4. Các yêu cầu về kỹ thuật cần đạt được.

Cũng như bê tông thường, các yêu cầu tối thiểu cần có với bê tông tự lèn  là:

- Đảm bảo thời gian duy trì độ linh động theo thời gian đủ để thi công (vận chuyển, bơm hỗn hợp vào khối đổ … );

- Mác bê tông ở tuổi thiết kế (theo cường độ nén yêu cầu);

- Mác chống thấm và các yêu cầu về độ bền …;

- Các tính năng khác: cường độ uốn,  chống co...

Ngoài ra , yêu cầu kỹ thuật  đối với hỗn hợp vữa bê tông tự lèn phụ thuộc vào điều kiện thi công và được đưa ra như sau:

- Độ linh động của hỗn hợp vữa bê tông tự lèn thể hiện thông qua đường kính chảy của hỗn hợp (thử bằng phương pháp rút côn): Thời gian đạt được đường kính D50cm sau 3÷6 giây và Dmax = 65÷75 cm;

- Khả năng tự lèn của hỗn hợp BTTL khi chảy qua khe thanh cốt thép (thử bằng Lbox): H 2 0,8 ; H1

* Tính năng tự lèn: 

Có khả năng chảy qua các thanh cốt thép có kích thước tương tự như thực tế hoặc theo 3 mức tự lèn như sau:

- Mức 1:  khả năng tự lèn của hỗn hợp bê tông tại các vùng có mật độ cốt thép cao (khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép là 35÷60 mm);

- Mức 2:  khả năng tự lèn của hỗn hợp bê tông tại các vùng có mật độ cốt thép trung bình (khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép là 60(200 mm);

- Mức 3:  khả năng tự lèn của hỗn hợp bê tông tại các vùng có mật độ cốt thép thấp (khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh cốt thép là >200 mm);

4. Các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đối với bê tông tự lèn.

4.1. TCVN đối với phụ gia : 

Trong thí nghiệm đã sử dụng phụ gia tro bay Formusa, tính chất của tro bay được kiểm nghiệm theo TCVN 6016:1995; TCVN 6017:1995; TCVN 4030:1985; 14TCN 105-1999. 

4.1. TCVN đối với xi măng. 

STT Chỉ tiêu thí nghiệm Phương pháp thử Đơn vị Xi măng PC40

Kim Đỉnh

M1 M2 M3
1 Khối lượng riêng TCVN : 4030-2003 g/cm3 3,10 3,11 3,11
2 Độ mịn (Lượng sót trên sàng 0,09) TCVN : 4030-2003 % 3,8 4,1 3,9
3 Lượng nước tiêu chuẩn TCVN : 6017-1995 % 27,5 28,0 28,25
3 Thời gian bắt đầu đông kết TCVN : 6017-1995 ph 135 140 135
Thời gian kết thúc đông kết TCVN : 6017-1995 ph 210 215 215
4 Độ ổn định thể tích TCVN : 6017-1995 mm 2,1 2,3 2,5
5 Giới hạn bền nén tuổi 3 ngày TCVN : 6016-1995 N/mm2 32,0 32,6 32,5
Giới hạn bền nén tuổi 28 ngày TCVN : 6016-1995 N/mm2 49,3 49,6 48,9
6 Nhiệt thủy hóa TCVN 6070-2005 Cal/g 81,55 82,14 82,28

 

Kết luận:

Bê tông tự lèn có rất nhiều ưu điểm vượt trội và  ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Tuy nhiên việc sản xuất bê tông tự lèn cũng cần được thực hiện nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật để đảm bảo chất lượng vữa bê tông cũng như chất lượng công trình. Trên đây chúng tôi đã trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản về bê tông tự lèn và các phương pháp, công nghệ sản xuất nó. Nếu bạn có gì thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng thảo luận và giải đáp.

Tài liệu tham khảo :

  1. Lựa chọn vật liệu để thiết kế, cấp phối bê tông tự lèn
  2. Tiêu chuẩ bê tông ở Việt Nam
  3. Công Nghệ Thi Công Bê Tông Tự Lèn
  4. Nghiên cứu tính chất của bê tông tự lèn
  5. Bê tông nhẹ là gì? Cách sản xuất và ứng dụng của bê tông nhẹ
  6. Cách tính khối lượng bê tông tươi chuẩn nhất


from Xưởng máy trộn bê tông - Feed https://ift.tt/2RfVs7L
via IFTTT

Hướng dẫn cách bảo dưỡng bê tông sau khi đổ chuẩn nhất

Hướng dẫn cách bảo dưỡng bê tông sau khi đổ chuẩn nhất

Bảo dưỡng bê tông là việc làm cần thiết nhằm giúp cho chất lượng công trình luôn bền bỉ cùng thời gian. Mặc dù bạn đã đổ bê tông cho sàn, tầng, mái thì cách bảo dưỡng vẫn quan trọng. Một công trình xây dựng hoàn hảo không chỉ được đánh giá bằng thiết kế bên ngoài mà chất lượng công trình là điểm cốt lõi để đánh giá công trình đấy có thật sự hoàn hảo. Vậy thì cách bảo dưỡng bê tông như thế nào? Và thời gian đông cứng của bên tông bao lâu? Bạn hãy tham khảo bài viết này để tìm ra cho mình câu trả lời chính xác nhé.

bao_duong_be_tong_sau_khi_do

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG

Sau giai đoạn hoàn thiện bao gồm đổ và tháo dỡ khối bê tông thì bất kỳ khối bê tông nào cũng cần được bảo dưỡng, bảo trì kịp thời nhằm tăng “tuổi thọ” và chất lượng cho công trình. Tuy nhiên, một số kỹ sư cũng như một số nhà đầu tư vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của công đoạn này và coi nhẹ công việc bảo trì khối bê tông.

Dù bê tông được cấp phối tốt nhưng việc bảo dưỡng bê tông không tuân theo các yêu cầu kỹ thuật thì bê tông cũng không thể đạt phẩm chất tốt. Vậy phẩm chất tốt của khối bê tông là gì? Để đạt được độ tươi, thì khối bê tông phải được ninh kết trong môi trường ẩm và sự va chạm. Cho nên, bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Các bề mặt của khối bê tông dù đã se lại, thậm chí đã đông cứng nhưng bên trong cần phải giữ quá trình thủy hóa để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong môi trường khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không đủ lượng nước cung cấp cần thiết để giữ quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ.

Để tránh vừa tốn thời gian và tiền của, thì việc bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này giúp cho các chủ đầu tư và kỹ sư tiết kiệm thời gian, tiền bạc và cũng như uy tín khi xây dựng một công trình có chất lượng. Tính thẩm mỹ của công trình được bảo dưỡng không chỉ ở mặt thiết kế nội ngoại thất, mà còn được người khác đánh giá thông qua những chi tiết nhỏ nhất như việc bảo dưỡng và cách bảo dưỡng bê tông đúng cách, giúp cho khối bền vững theo thời gian.

CÁCH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG ĐÚNG CÁCH

Như đã đề cập ở trên thì việc giữ độ ẩm cho bê tông rất quan trọng trong việc bảo dưỡng bê tông. Người ta có thể giữ ẩm cho bê tông bằng nhiều cách như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước hay phủ tấm bạt chống nắng cho bê tông, vì chỉ một phần bê tông bị ráo nước đều có thể dẫn đến tình trạng rạn chân chim, nứt nẻ bê tông. Và đó cũng chính là nguyên gây ra hiện tượng ngấm bê tông sau này.

Giữ nguyên cốp pha tại chỗ

Một trong những cách đơn giản nhất là bạn có thể giữ nguyên cốp pha (Hay còn gọi là khuôn đúc bê tông) không tháo dỡ, vì cốp pha có khả năng duy trì độ ẩm rất tốt. Bên cạnh đó, bạn nên phun nước trực tiếp vào cốp pha để tăng cường lượng hơi ẩm. Cần lưu ý những bề mặt lộ ra ngoài cốp pha. Tốt nhất là nên sử dụng các tấm bạt phủ để chống nắng. Ván cốp pha phải được tưới nước. Với thời tiết hanh nắng, thì phải bảo dưỡng liên tục trong vòng 1 tuần đầu.

Biện pháp phun nước và ngâm nước giữ độ ẩm

Việc phun nước giữ ẩm cho cốp pha gỗ là cách giữ ẩm hiệu quả. Một điểm cần lưu ý là bạn nên phun đều, và không nên để sót diện tích khô để tránh tình trạng rạng chân chim. Phun nước theo chu kỳ không đổi, đều đặn, liên tục và không đổ ào mà phun tia li ti.

bao_duong_be_tong

Không phu nước ào ạt

Lợi dụng mặt phẳng tiện lợi khi đổ bê tông sàn mái để xây hàng gách be bờ để ngâm nước xi măng. Lưu ý nhỏ là bạn nên khuấy đều xi măng trong nước bằng chổi để tránh khuynh hướng xi măng nặng đọng tại chỗ.

Chịu khó thực hiện các bước trên trong tuần đầu. Nếu trong hai ngày sau khi đổ bê tông gặp trời mưa thì phải tiến hành che chắn, không để mưa rơi làm rỗ mặt bê tông. Thời gian có thể sử dụng để đi lại trên sàn bê tông cốt thép là 1,5 ngày với mùa hè, và 3 ngày với mùa đông.

THỜI GIAN ĐÔNG CỨNG CỦA BÊ TÔNG

Trong bất kỳ công trình nào thì chất lượng hạng mục vẫn là nỗi lo của các chủ đầu tư và kỹ sư xây dựng. Trong đó, chất lượng bê tông là yêu cầu then chốt để công trình được đánh giá là có chất lượng. Một lý do không kém phần quan trọng là chưa chú trọng đến thời gian đông cứng của bê tông. Hay nói cách khác, khi nào bạn mới được phép dỡ cốp pha?

  • Khi bạn thấy cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường, thời gian để dỡ cốp pha là từ 3 – 4 tuần trong điều kiện môi trường ổn định (20oC - 30 độoC ) nhưng nếu để càng lâu bê tông càng chất lượng.
  • Sau khi dỡ cốp pha, cần chú ý rằng bê tông hiện tại chỉ mới đạt đến cường độ tĩnh tải, và cần thời gian để chịu được hoạt. Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm thì nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại.

Công việc bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là một bước cần thiết để giúp cho công trình xây dựng đạt được độ “chất” cần thiết, vì bên trong chắc chắn thì sau đó phần thiết kế bên ngoài luôn được dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Để có được điều đó, các kỹ sư xây dựng luôn chú trọng đến cách bảo dưỡng bê tông sau khi đổ và thời gian đông cứng của bê tông. Như vậy, sau bài viết này, các câu hỏi đã được trả lời đúng đắn. Bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề của mình chưa? Hiểu rõ thông tin để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình xây dựng bạn nhé !

Chúc các bạn thành công!

Mọi hành động sao chép nội dung website phải đương ghi nguồn https://xuongmaytronbetong.com/may-tron-be-tong-tu-hanh/

 



from Xưởng máy trộn bê tông - Feed https://ift.tt/2CnDcF5
via IFTTT

Máy trộn bê tông cỡ nhỏ chiếm lĩnh thị trường

Máy trộn bê tông cỡ nhỏ chiếm lĩnh thị trường

Máy trộn bê tông cỡ nhỏ chiếm lĩnh thị trường với những lợi thế độc đáo của nó -  Đó là nhận định của một số "chuyên gia" có thâm niên tiếp xúc lâu năm trong công việc mua bán hoặc thường xuyên sử dụng đến các loại máy trộn bê tông phục trong xây dựng.

Các loại máy trộn bê tông nhỏ như dòng máy trộn quả lê có công suất trộn 250lit/ mẻ - 500l / mẻ cho đến các loại máy trộn bê tông tự hành có công suất trộn 3 bao xi măng - 12 bao xi măng / mẻ luôn được sử dụng rộng rãi bởi nó những ưu điểm và đặc điểm riêng của mình và trở thành thiết bị trộn bê tông phổ biến nhất.

may-tron-be-tong-tu-do

Máy trộn bê tông cỡ nhỏ loại quả lê

Ở đây chúng ta nói về lý do tại sao các loại máy bê tông nhỏ sẽ chiếm lĩnh thị trường?

1. Máy trộn bê tông công suất nhỏ có lợi thế đầu tiên về giá. Bởi kích thước tổng thể của toàn bộ máy khá nhỏ, thiết kế đơn giản và không có yêu cầu cao về kỹ thuật chế tạo nên giá máy trộn bê tông tự nhiên sẽ rẻ hơn một mức nhất định so với giá của máy móc và thiết bị lớn và vừa cùng loại. Ưu điểm của mức giá này là rất hấp dẫn đối với những người chuyên thi công những công trình dân dụng, mức độ yêu cầu khối lượng bê tông không nhiều hoặc không có đủ tiền để mua thiết bị lớn và vừa.

Xem ngay 3 loại máy trộn bê tông giá rẻ công nghệ mới nhất 2018

2. Yêu cầu cấu hình máy trộn bê tông công suất nhỏ không cao. Trong trường hợp năng suất tương đối ổn định, các yêu cầu về cấu hình các máy trộn bê tông nhỏ không quá cao, và việc sử dụng chúng cũng rất rộng rãi. Việc sử dụng máy trộn bê tông nhỏ có kích thước nhỏ nên tiết kiệm không gian, giảm chi phí vận chuyển và vận hành, giảm chi phí nhiên liệu...

may_tron_be_tong_tu_hanh_

Máy trộn bê tông tự hành công suất trộn từ 3 - 12 bao xi măng

3. Việc vân hành các loại máy trộn bê tông mini cũng dễ dàng hơn nên không tốn về chi phí nhân công hoặc các thiết bị phụ trợ. Ví dụ, với máy trộn bê tông quả lê thì chỉ cần 2 người vận hành và một chiếc xe rùa để vận chuyển vữa bê tông sau khi trộn, còn với máy trộn bê tông tự hành thì chỉ cần 3 người và một chiếc máy xúc để nạp liệu cho nhanh hơn. Mặt khác với kích thước nhỏ, máy cho phép bạn có thể trộn bê tông ngay tại công trình giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển thay vì mua bê tông từ các trạm trộn thương mại. Không chỉ có vậy, khi bạn sử dụng loại máy trộn bê tông tự hành , dòng máy này có thể di chuyển trên đường thuận tiện nên rất thích hợp để phục vụ công trình đổ bê tông đường làng, ngõ xóm hoặc các công trình xây dựng tại làng quê, miền núi...

may-tron-be-tong-co-nho

 

Nếu như Số tiền cần thiết để đầu tư xây dựng một trạm trộn bê tông là khá lớn, đồng thời công suất trạm trộn cũng khá lớn và không cần thiết trong xây dựng dân dụng, hay việc mua bê tông thương phẩm trộn sẵn từ các trạm trộn thương mại là khá lớn thì việc đầu tư những sản phẩm máy trộn bê tông cỡ nhỏ sẽ là giải pháp tối ưu cho những chủ thầu xây dựng nhỏ. Bên cạnh đó nếu máy của bạn có thời gian trống thì bạn có thể cho thuê để bù vốn đầu tư ban đầu hoặc tăng thêm thu nhập.

Hãy liên hệ ngay với Thăng Long Group theo số Hotline 0969 623 286 để được tư vấn mua các sản phẩm máy trộn bê tông cỡ nhỏ với giá tốt nhất hiện nay. Chúng tôi có xưởng máy trộn bê tông - nơi chế tạo hàng trăm sản phẩm mỗi năm phục vụ cho hàng ngàn công trình xây dựng trên khắp cả nước.

Đến với chúng tôi Quý khách sẽ đảm bảo lựa chọn được sản phẩm ưng ý với giá thành rẻ nhất trên thị trường.

 

 



from Xưởng máy trộn bê tông - Feed https://ift.tt/2NJxkrU
via IFTTT